Vì sao phụ nữ mang thai bị mụn trứng cá

Mụn trứng cá có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào từ những em nhỏ tuổi dậy thì cho đến các phụ nữ mang thai. Rất nhiều chị em phụ nữ trước khi mang thai có làn da rất mịn màng mà chưa bao giờ bị mụn trứng cá nhưng khi được làm mẹ thì không biết mụn ở đâu ra mà cứ nổi đầy trên mặt. Việc trị mụn trứng cá cho người bình thường đã khó thì đối với phụ nữ mang thai càng khó hơn. Chúng ta cùng tìm hiểu xem vì sao phụ nữ mang thai lại bị mụn trứng cá nhé.
 

VÌ SAO PHỤ NỮ MANG THAI BỊ MỤN TRỨNG CÁ

Bạn biết rằng chúng ta thường bị mụn trứng cá do 2 yếu tố đó chính là do tuổi dậy thì và do yếu tố nội tiết. Hiện tượng mụn trứng cá trong thời kì mang thai được xếp và nhóm nguyên nhân do nội tiết tố.
 
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể. Trong suốt thời kỳ mang thai, nội tiết dao động mãnh liệt. Nồng độ cao của nội tiết androgen kích thích tuyến bã tăng sản xuất dầu, làm da bạn nhờn hơn. Da càng nhiều dầu thì càng dễ bị các mụn đầu đen, mụn lẩn mẩn.
 
Thời kì đầu của thai kì, tức là trong 3 tháng đầu tiên là lúc mụn xuất hiện và phát triển nhiều nhất. Một số người may mắn thì mụn trứng cá tự biến mất sau một thời gian sinh con và làn da trở nên trắng hồng, mịn màng hơn nhưng  cũng có những người kém may mắn hơn khi tình trạng mụn vẫn tiếp tục tái diễn. Tuy nhiên bạn cũng cần biết rằng không phải ai mang thai cũng bị mụn.
 

Trong suốt quá trình mang thai, bạn vẫn có thể áp dụng các phương pháp trị mụn nhưng bạn nên thận trọng và cần có lời khuyên của các chuyên gia. Cách tốt nhất là dùng các biện pháp trị mụn từ thiên nhiên như dùng mat ong tri mun, đắp mat na tri mun từ rau quả, trái cây…Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc uống hay thuốc bôi ngoài da vì nó sẽ gây hại cho con yêu của bạn.Tất nhiên bạn vẫn có thể đợi đến lúc sinh con xong mới trị mụn nếu như bạn không cảm thấy quá phiền lòng vì vấn đề này.

 

Bình luận

Your email address will not be published.

Bài viết liên quan