Điều trị mụn nhọt bằng cách giải độc cho cơ thể

Nếu bạn đã từng bị mụn nhọt, bạn không bao giờ quên được nỗi khó chịu này. Một cảm giác nhức nhối khó tả. Trong mọi sinh hoạt hằng ngày, bạn phải để ý, không để mụn nhọt này bị vật gì đụng phải. Bạn sẵn sàng hét lớn lên khi có ai vô tình chạm vào nó. Và tệ hại hơn nữa, nếu chẳng may các nhọt cư ngụ ngay trên những chỗ trọng yếu như lưng, mông, sau gáy…, bạn sẽ biết thế nào là cảm giác ngồi không được, nằm cũng chẳng xong. Mụn nhọt không lành tính như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu chữa trị không đúng cách xẽ gây nhiễm trùng máu nguy cơ tử vong rất cao.

Theo Tây y, khi cơ thể yếu, sức đề kháng kém, ra mồ hôi nhiều, da bị xước do gãi, thì tụ cầu, liên cầu sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, gây hoại tử lỗ chân lông, tạo ra mụn. Đặc biệt, mụn nhọt hay gặp ở trẻ yếu, do nhiễm khuẩn cấp tính loại tụ cầu vàng (Staphylococus aureus) ở lỗ chân lông gây viêm nang lông và các tổ chức xung quanh. Cứ nghĩ là mụn nhọt là bệnh lành tính, tuy nhiên, do tụ cầu nên đôi khi bệnh biến chứng vào thận gây viêm cầu thận cấp, vào máu gây nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn tới tử vong.

 
Các chuyên gia Đông Y phân tích, nhọt do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên. Nguồn gốc của bệnh thường là do gan yếu không còn khả năng lọc và thải độc tố trong máu, gây tích tụ các chất độc. Khi chất độc tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến những triệu chứng của chứng tích nhiệt được thể hiện ra bên ngoài như nổi mề đay, mẩn ngứa…và đặc biệt là mụn nhọt. Bệnh hay gặp vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, khói bụi ô nhiễm, cơ thể người tiết ra nhiều mồ hôi – là điều kiện rất dễ phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa…nhiều người thường bị tái phát nhiều lần – ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và cuộc sống.
 
Tìm gốc của bệnh để điều trị Các chuyên gia Đông y cho biết, muốn điều trị triệt để bệnh không tái phát phải tìm tới cái gốc của bệnh. Việc thoát mủ, điều trị thuốc… chỉ là biện pháp phòng chống nhiễm trùng, tránh nguy hiểm sức khỏe tạm thời. Còn về lâu dài, cần thanh nhiệt, lương huyết, đặc biệt coi trọng việc giải nhiệt độc và nâng cao tạng can (gan) để giúp cơ thể thải hết chất độc, tránh hoàn toàn mụn nhọt.
 
Y học cổ truyền thường dùng các thảo dược thanh nhiệt như: Diệp hạ châu, biển súc, bồ công anh,… Ngoài ra, để phòng mụn nhọt, phải giữ vệ sinh thân thể như giặt quần áo, thường xuyên tắm rửa, đặc biệt là về mùa hè, sau khi lao động nơi bụi bẩn; nên rèn luyện thân thể, ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng. Không gãi và nặn mụn nhọt, nhất là đinh râu, vì nặn làm tổn thương hàng rào bảo vệ, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết.

Ý kiến bạn đọc

  1. Nguyễn cường says:

    Cho cháu hỏi tý ạ cháu năm nay 17 tuổi bị mọc mụn ở sau đầu gối bh cháu đi lại rất khó khăn. Baqy giờ cháu phải làm sao cho mụn nhanh hết ạ

Nhận xét đã bị đóng.

Bài viết liên quan