Cách thanh độc giải nhiệt giảm bớt mụn trứng cá hiệu quả

Tuyến bã nhờn – một loại tuyến tiết trong cơ thể, tiết ra chất bã nhờn có tác dụng làm trơn bề mặt da. Vì một nguyên nhân nào đó khiến miệng tuyến bã bị tắc nghẽn, hoặc tuyến bã nhờn bài tiết quá mức làm cho các chất tiết không được bài tiết kịp mà tích tụ tại lỗ chân lông sẽ gây ra hiện tượng viêm nang lông tuyến bã. Nếu cộng thêm tác động của vi khuẩn có sẵn trong nang lông tuyến bã, hoặc kèm theo bội nhiễm của một số vi khuẩn có thể gây nên tình trạng mụn mủ, mụn bọc với biểu hiện sưng, nóng đỏ đau. Trường hợp không bị nhiễm trùng sẽ tạo thành mụn đầu trắng, bị bịt kín. Khi mụn đầu trắng bị hở ra bên ngoài và gặp hiện tượng oxy hóa thì phần ngoài của nhân mụn sẽ trở thành màu đen, nên gọi là mụn đầu đen. Khi bị mụn nếu không được chữa trị đúng làn da sẽ bị di chứng của mụn để lại đó là các vết rỗ, sẹo hay hiện tượng thâm nám….
 
 
 
Do vậy ở lứa tuổi dậy thì, giai đoạn cơ thể tiết ra Testosteron, một loại hóc môn sinh dục sẽ thúc đẩy sự hoạt động quá mức của các tuyến bã, sản sinh ra một lượng lớn chất nhờn dưới da dễ sinh ra mụn.
 
Còn ở lứa tuổi sau 30 da xấu hay nổi mụn là do da đã không được chăm sóc tốt, cụ thể bạn đã làm tổn thương da như không giữ vệ sinh da đúng cách, thói quen nặn mụn, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, các tác nhân bên ngoài như ánh nắng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm. Ngoài ra một số yếu tố khác như: yếu tố thần kinh (stress, mất ngủ…), rối loạn tiêu hoá (táo bón), ăn đồ cay nóng, uống rượu bia nhiều cũng tác hại lớn đến da.
 
Muốn điều trị triệt để mụn nhọt trứng cá phải tìm đến cái gốc của bệnh. Việc thoát mủ, điều trị thuốc… chỉ là biện pháp phòng chống nhiễm trùng, tránh nguy hiểm sức khỏe tạm thời. Về lâu dài, cần thanh nhiệt, lương huyết, đặc biệt coi trọng việc giải nhiệt độc …
 
Nếu để mụn nhọt, mẩn ngứa tái phát nhiều lần, có thể gây tử vong?
 
Theo Tây y, khi cơ thể yếu, sức đề kháng kém, ra mồ hôi nhiều, da bị xước do gãi, thì tụ cầu, liên cầu sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, gây hoại tử lỗ chân lông, tạo ra mụn. Đặc biệt, mụn nhọt hay gặp ở trẻ yếu, do nhiễm khuẩn cấp tính loại tụ cầu vàng (Staphylococus aureus) ở lỗ chân lông gây viêm nang lông và các tổ chức xung quanh. Cứ nghĩ là mụn nhọt là bệnh lành tính, tuy nhiên, do tụ cầu nên đôi khi bệnh biến chứng vào thận gây viêm cầu thận cấp, vào máu gây nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn tới tử vong.
 
Các chuyên gia Đông Y phân tích, nhọt do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên. Nguồn gốc của bệnh thường là do gan yếu không còn khả năng lọc và thải độc tố trong máu, gây tích tụ các chất độc. Khi chất độc tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến những triệu chứng của chứng tích nhiệt được thể hiện ra bên ngoài như nổi mề đay, mẩn ngứa…và đặc biệt là mụn nhọt. Ai cũng biết một trong những nhiệm vụ chính của gan là sản xuất mật dùng để tiêu giảm chất độc hại ra khỏi cơ thể và giúp tiêu hóa. Do vậy gan khỏe mạnh cũng góp phần cho việc có một làn da đẹp, mịn màng hơn. Việc sử dụng các loại thuốc mát gan giải độc, ở chừng mực nào đó có thể góp phần làm da khỏe mạnh hơn.
 
Mụn trứng cá hay gặp vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, khói bụi ô nhiễm, cơ thể người tiết ra nhiều mồ hôi – là điều kiện rất dễ phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa…nhiều người thường bị tái phát nhiều lần – ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và cuộc sống.
 
Các chuyên gia Đông y cho biết, muốn điều trị triệt để bệnh không tái phát phải tìm tới cái gốc của bệnh. Việc thoát mủ, điều trị thuốc… chỉ là biện pháp phòng chống nhiễm trùng, tránh nguy hiểm sức khỏe tạm thời. Còn về lâu dài, cần thanh nhiệt, lương huyết, đặc biệt coi trọng việc giải nhiệt độc và nâng cao tạng can (gan) để giúp cơ thể thải hết chất độc, tránh hoàn toàn mụn nhọt.
 
Ngoài ra, để phòng mụn nhọt, phải giữ vệ sinh thân thể như giặt quần áo, thường xuyên tắm rửa, đặc biệt là về mùa hè, sau khi lao động nơi bụi bẩn; nên rèn luyện thân thể, ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng. Không gãi và nặn mụn nhọt, nhất là đinh râu, vì nặn làm tổn thương hàng rào bảo vệ, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết.

Bài viết liên quan